Làm sao để rèn tính tự lập cho trẻ, để con có thể tự chăm sóc bản thân mà không phụ thuộc vào cha mẹ? Câu hỏi ấy là nỗi trăn trở chưa có lời giải cho hầu hết các bậc cha mẹ. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu từ những tình huống rất thực của mình.
Khi
con khát, và kêu khóc ầm lên, bạn lại bật dậy lấy nước cho con. Phòng con bừa
bộn đồ chơi mỗi cái 1 chỗ, bạn lại tất tả dọn dẹp. Bạn trở thành người phục vụ,
người giúp việc, là quản gia cho con mình.
Hình
ảnh bà mẹ đầu tắt mặt tối chăm lo cho con từng li từng tí bao nhiêu năm nay đến
bao giờ mới kết thúc?
Có
khi đến lúc con 5 tuổi, bạn mới nhận ra nhóc nhà mình còn chưa biết mặc quần áo,
chưa đi dép đúng chân. Tệ hơn là còn chẳng biết gọi mẹ, gọi bố.
Có
khi lúc con đã 10 tuổi, bạn mới thấy thiên thần nhỏ của mình vẫn chưa biết ngồi
vào bàn ăn đúng giờ.
Hoặc
mãi đến ngày nào đó, bạn mới chợt nhận ra con mình dù đã 15 tuổi nhưng chưa 1
lần rửa bát, quét nhà, còn chẳng biết dùng máy giặt.
Rút
cuộc vẫn là câu hỏi ấy vang vọng trong đầu nhưng chưa bao giờ bạn tìm ra lời
giải:
Làm sao rèn tính tự lập cho con mình đây?
Là
bậc cha mẹ, chúng ta chính là người đặt những bước chân đầu tiên trên con đường
tự lập cho trẻ. Nếu muốn rèn tính tự lập cho con, bạn phải vạch ra trước những
bước đi phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Dưới
đây là những mốc tự lập đơn giản để trẻ dần nắm bắt và chinh phục cuộc sống của
chính con.
1.
Có Phải Chính Cha Mẹ Là Rào Cản Khiến Con Khó Tự Lập?
Để
bắt đầu rèn tính tự lập cho trẻ, bạn phải tự nhắc mình rằng:
- Bạn có lo lắng khi để trẻ tự làm việc của chúng?
- Bạn có cảm thấy day dứt, như mình đang bắt nạt con, khi bắt con tự dọn phòng?
- Bạn có thấy bất nhẫn khi bắt con tự giặt quần áo, hay tự nấu cơm?
Nếu
đang trả lời có, vậy thì bạn cần tiếp tục đi sâu hơn vào bản năng làm mẹ của mình.
Thường thì những cảm xúc có phần “tội lỗi” ấy bắt nguồn từ chính trải nghiệm
của bạn thời thơ ấu. Rằng hồi nhỏ, bạn đã được nuông chiều rất nhiều; nên bây
giờ, bạn muốn con cũng được nâng niu như vậy.
Rất
tiếc rằng, nếu cứ tiếp tục làm thay việc cho con, bạn sẽ:
- Lấy mất cơ hội tự lập của con, và sẽ
- Không bao giờ rèn tính tự lập cho trẻ nhà mình thành công.
Hãy
tham khảo những cách dạy con tự lập phổ biến mà chúng tôi tập hợp dưới đây:
- Cách dạy con tự lập từ nhỏ
- Các kỹ năng sống cần thiết trong 20 năm tới
- Dạy con tiêu tiền thông minh từ nhỏ kiểu Nhật
Khi
vượt qua được những thôi thúc chăm sóc con 24/24 ấy, mời bạn tiến sang bước thứ
2.
2.
Những Việc Nào Là Phù Hợp Với Lứa Tuổi Của Con?
Có phải “con người ta” giỏi hơn con mình?
Nhiều
bậc cha mẹ quên mất rằng con mình đã đủ lớn để tự làm 1 số việc. Một số bà mẹ
chia sẻ với chúng tôi rằng, chị hoàn toàn quên mất việc phải dạy con tự mặc
quần áo. Chỉ đến khi con đi nhà trẻ, nhìn thấy “con nhà người ta” biết tự làm
rất nhiều việc, chị mới hối hả tìm cách rèn tính tự lập cho con.
Đến
khi có thiên thần nhỏ thứ 2, chị đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Con thứ 2
biết tự chăm sóc bản thân từ sớm. Thậm chí, còn được dạy những kĩ năng sinh tồn
từ khi 3 - 4 tuổi, như:
- Gọi người lớn giúp đỡ,
- Nhớ tên bố mẹ và địa chỉ nhà phòng khi đi lạc,
- Biết bơi để không bị ngộp nước…
Mặt
khác, các bậc cha mẹ như chúng ta thường mắc vào những thói quen chăm sóc con
hàng ngày. Chúng ta tiếp tục quên rằng con đã lớn hơn, và cần phải tiến sang
bước tự lập tiếp theo.
Hãy
nhìn những đứa trẻ nhà hàng xóm, trẻ học cùng lớp, để thấy chúng đã tự biết làm
những gì. Bạn cũng nên tham khảo cách rèn tính tự lập cho trẻ của bạn bè và
hàng xóm.
Hay chỉ vì cha mẹ chẳng dạy con tự lập bao giờ?
Mỗi
đứa trẻ có khả năng và tiến trình tự lập khác nhau. Nhưng có những kĩ năng cần
thiết mà mọi trẻ cần nắm bắt được ở độ tuổi nhất định.
Hãy
thử yêu cầu trẻ làm 1 việc nào đó, như tự đi giày, tự mặc quần áo, và quan sát
cách con làm những việc ấy. Hơn nữa, ta còn cần theo dõi thời gian con làm xong
những việc đó.
- Con có còn đúng không?
- Con có làm xong việc đó nhanh không?
- Nếu câu trả lời là “có” và “có,” thì con có thể hoàn toàn tự làm việc ấy 1 mình.
Nếu
câu trả lời bạn nhận được là “không,” thì bạn nên đánh giá xem:
- Con có cần hướng dẫn cách làm không?
- Có phải con chưa đủ lớn, về tâm sinh lý, để làm việc đó không?
- Con có phải là đứa trẻ quá được nuông chiều mà không chịu tự làm việc gì không? Hay
- Con có phải đứa trẻ quá nhút nhát, hay quá lười biếng, mà không chịu làm việc không?
Nếu
tiếp tục trả lời “có,” mời bạn tham khảo những bài viết sau:
3. Đừng Tiếp Tục Làm Thay Con Tất Cả Mọi Việc
Bước
đầu tiên trên hành trình dạy con tự lập là cha mẹ phải dừng ngay thói quen thay
con làm tất cả mọi việc. Ngay cả ở tuổi trưởng thành, nếu lúc nào cũng có người
theo kè kè bên cạnh, thay ta làm tất cả mọi việc, thì chính chúng ta cũng không
tự lập được. Đừng nói gì đến con trẻ, vì chúng còn chưa biết tự làm rất nhiều
việc từ nhỏ đến lớn.
Nên
bạn hãy đánh giá xem:
- Con đã biết mặc quần áo chưa?
- Con đã phân biệt được đâu là quần áo của con chưa?
- Con có biết đồ uống nào là của con không?
- Con có tự rửa chén bát ăn của con được không?
- Con có tự dọn phòng được không?
- Con có biết tự lấy đồ ăn không?
- Con có thể làm những việc nhà nhỏ, như xếp chén bát, không?
- Con có tự làm được bài tập về nhà không?
- Con có tự giải quyết được mâu thuẫn với bạn bè không?
- Con đã tự nấu cơm được chưa?
Nếu
con chưa làm được, thì vì sao? Bạn đã dạy con làm chưa? Thay vì thay con làm
những việc ấy, hãy dạy con cách để con tự làm.
4. Đặt Ra Những Mốc Trưởng Thành Mới Cho Con
Hãy
giải thích cho trẻ hiểu rằng:
Với
mỗi lứa tuổi khi con lớn lên, con sẽ tiếp nhận những trách nhiệm lớn hơn, phải
tự làm nhiều việc hơn.
Đừng
đột ngột bắt con làm những việc lớn hơn mà chưa trao đổi rõ lí do với con. Đừng
thấy con còn nhỏ mà cho rằng con chưa hiểu chuyện. Trẻ nhỏ có cảm xúc rất rõ
ràng và rất nhạy cảm. EQ của trẻ có thể cao hơn nhiều người lớn đấy!
Khi
nói với trẻ lớn trong nhà rằng con sẽ phải tự chuẩn bị phần ăn của con. Mà
trong lúc ấy, bạn vẫn chuẩn bị đồ ăn cho 2 đứa bé. Thì hãy ngồi xuống giải
thích với con rằng:
Bây giờ con đã lớn rồi, mẹ muốn dạy cách để con tự làm những việc này. Mẹ sẽ dần dần giúp con phát triển khả năng và rèn tính tự lập cho con. Khi mẹ bảo con phải tự làm việc này, việc kia, không phải là mẹ lười hay mẹ không quan tâm đến con. Mà vì mẹ muốn dạy con những kĩ năng sống cần thiết nhất.
Nếu mẹ không rèn tính tự lập cho con từ bây giờ, khi lớn lên, con sẽ hoàn toàn bị phụ thuộc vào người khác và chẳng biết làm gì cả. Em của con bây giờ vẫn chưa làm được những việc như con đang làm. Với mẹ, chuẩn bị 3 phần ăn là rất dễ, nhưng mẹ không làm phần của con, vì bây giờ con đã đủ lớn để tự làm. Mẹ cần phải dạy con cách làm để con không phụ thuộc vào mẹ nữa.
5. Giao Việc Vừa Sức Với Con
Khi
trẻ đã hiểu những việc con cần phải tự làm, hãy giao cho con những việc vừa
sức. Cha mẹ hãy sắp xếp lại không gian sống 1 chút, để tạo điều kiện rèn tính tự
lập cho trẻ thuận lợi hơn.
Ví
dụ như:
- Để đồ ăn bổ dưỡng cho trẻ ở ngăn thấp hơn, sao cho trẻ tự lấy được.
- Để đồ đạc an toàn cho trẻ ở chỗ mà trẻ tự lấy được.
- Mỗi phòng để 1 giỏ quần áo bẩn để thay.
- Đặt sẵn ghế ở những nơi mà trẻ cần với (chỉ chọn ghế thấp và không đặt đồ cao quá tầm với)
- Để đồ chơi của trẻ ở chỗ dễ lấy để trẻ tự chơi được 1 mình.
- Để quần áo của trẻ nhỏ ở chỗ cố định để trẻ tự lấy mặc được.
Ngoài
ra, mẹ hãy tham khảo:
- Bí quyết giúp trẻ thông minh về tài chính cực quan trọng
- Triết học dạy kỹ năng sống cho trẻ tốt hơn Google
6. Liên Tục Đánh Giá Lại Khả Năng Tự Lập Của Trẻ
Mỗi
ngày, con yêu lại lớn thêm, lại biết thêm những kỹ năng mới, có thể làm những
việc lớn hơn. Nên mẹ hãy thường xuyên đánh giá lại những việc con có thể tự làm
1 mình. Danh sách việc ấy sẽ liên tục thay đổi:
- Con có cần mẹ giúp giặt đồ không?
- Con có thể phụ mẹ làm bếp chưa nhỉ?
- Có nên dạy con nấu vài món không?
Dạy
con kỹ năng sống là trách nhiệm, là quãng thời gian đầy hạnh phúc của người mẹ.
Hành trình này chỉ kết thúc khi con bước chân lên xe hoa sang nhà chồng!
Rèn Tính Tự Lập Cho Con Là Món Quà Ý Nghĩa Nhất Mà Cha Mẹ Dành Cho Con
Rèn
tính tự lập cho con, ép con phải tự chăm sóc bản thân sẽ không biến bạn thành 1
người mẹ “tàn nhẫn” hay “lười biếng.” Càng dạy con nhiều kỹ năng sống, càng thể
hiện rằng bạn là 1 người mẹ biết quan tâm, chăm sóc con đúng cách. Và con bạn
sẽ không phải bỏ phòng kí túc, đỏ mặt tìm về nhà ăn cơm mẹ nấu. Con bạn sẽ
không phải đi học những lớp kỹ năng sống cơ bản vì hồi nhỏ đã được bạn chỉ dạy
đầy đủ. Con bạn sẽ có thể tự cất cánh bay xa mà không cần cha mẹ nâng đỡ.
Bạn
có kinh nghiệm rèn tính tự lập cho trẻ thú vị nào không? Hãy chia sẻ với chúng
tôi bằng cách comment ở bên dưới.
Hoặc
bạn có biết ai đang băn khoăn tìm cách rèn tính tự lập cho con không? Hãy chia
sẻ bài này với người ấy.

Không có nhận xét nào: