![]() |
Nên bắt đầu dạy con kỹ năng sống tự lập như thế nào? |
Một
trong những điều thường bị bỏ qua trong câu chuyện về tự lập của cha mẹ, là
thực tế rằng: nếu được động viên, trẻ có thể tự quyết trong nhiều trường hợp và
hoàn cảnh khác nhau.
Trong
khi một số bậc cha mẹ động viên con mình tự chơi trong công viên, hay tự đi đến
trường khi mới 6 tuổi, không phải ai cũng làm như vậy. Và đó không phải là cách
dạy kỹ năng sống tự lập cho trẻ duy nhất.
Tham khảo: Các
kỹ năng sống cần thiết trong 20 năm tới
Hơn
nữa, sẽ là không công bằng khi cho rằng những người vẫn dắt tay con đến trường
khi con 10 tuổi là “quá nuông chiều.” Có thể gia đình ấy sống ở khu vực giao
thông quá lộn xộn. Có thể đứa trẻ còn hay bị lạc đường. Hay chỉ đơn giản là cha
mẹ trẻ muốn con mình lớn thêm 1 chút trước khi cho phép con tự đến trường.
Dù
cha mẹ lo lắng hay cảm thấy an tâm khi để con chơi ngoài tầm mắt, dưới đây là
rất nhiều cách để các bậc sinh thành khuyến khích sự tự lập ở trẻ tiểu học.
Tham khảo: Rèn tính
tự lập cho trẻ
Dạy Con Có Trách Nhiệm Hoàn Thành Những Việc Nhà
Phù Hợp
Tùy
vào lứa tuổi, khả năng tập trung và tự lập của trẻ, trẻ em nên được giao làm
việc nhà phù hợp với lứa tuổi của trẻ, với khối lượng và đầu việc phù hợp. Có
thể là quét nhà, hay rửa bát.
Ngay
cả trẻ nhỏ cũng đã giúp cha mẹ dọn bàn ăn, và dọn giường ngủ của chúng.
Những
việc nhà nhỏ không chỉ giúp trẻ học được tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống,
mà còn giúp tăng thêm sự tự tin của trẻ. Vì mỗi khi hoàn thành công việc, trẻ
cảm nhận được giá trị mà mình đóng góp cho gia đình.
Tham khảo: Dạy
con tự lập như thế nào để không mệt mỏi?
Cho Con Tham
Gia Lập Thực Đơn Hàng Ngày Và Danh Sách Thực Phẩm Cần Mua
Một
trong những cách dạy kỹ năng sống tự lập cho trẻ tốt nhất là dạy con dần trở
nên thành thạo với dụng cụ làm bếp. Từ đó, dạy trẻ nấu những món ăn đơn giản để
trẻ có thể tự làm được. Việc đi chợ, đi mua sắm, và nấu ăn, không chỉ là những
cách tuyệt vời để xây dựng thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh cho trẻ; đó
còn là những khoảng thời gian tràn ngập niềm vui và hạnh phúc cho gia đình.
Trẻ
nhỏ thường chia sẻ mọi chuyện về cuộc sống ở trường, bạn bè, cũng như những cảm
nhận và suy nghĩ của chúng khi đi mua sắm, nấu ăn, dùng bữa cùng cha mẹ. Có thể
đó là một trong những lí do vì sao chỉ riêng việc cả gia đình quây quần dùng
bữa tối đã có liên hệ đến rất nhiều lợi ích cho trẻ:
- Thành tích học tập tốt hơn,
- Giảm nguy cơ bị béo phì,
- Giảm rủi ro bị lạm dụng và trầm cảm.
Hãy
cho phép trẻ tham gia, và dần dần thỉnh thoảng chịu trách nhiệm nấu bữa ăn cho
cả gia đình, là cách dạy kỹ năng sống tự lập rất quan trọng, giúp trẻ sớm trở
nên tự lập được.
Tham khảo: Cách
dạy con tự lập từ nhỏ
Giúp Cha Mẹ
Chăm Sóc Các Em Nhỏ
Chăm
sóc em nhỏ là một trong những cách tốt nhất để dạy trẻ về tinh thần trách nhiệm
và sự trưởng thành. Hãy quan sát những “người trông trẻ” giỏi nhất khu phố.
Nhiều khả năng những cô bé, cậu bé ấy đều là những thanh niên đáng tin cậy và rất
quan tâm đến người xung quanh.
Mỗi
gia đình cần quy định “trông em” là những việc gì đối với trẻ tiểu học:
- Nhà này muốn con lớn 9 tuổi chịu trách nhiệm đọc sách, chơi đùa cùng em nhỏ khi có người lớn bên cạnh.
- Nhà khác lại muốn trẻ lớn 10 tuổi trông em 7 tuổi khi mẹ tranh thủ chạy ù đi chợ.
Trao
niềm tin, và quyền tự quyết phù hợp cho trẻ lớn trông nom em nhỏ là cách dạy kỹ
năng sống tự lập cho trẻ rất tốt. Trẻ sẽ không chỉ học được cách tự lập hơn, mà
còn có trách nhiệm hơn.
Tham khảo: Câu
chuyện dạy con tự lập
Dành Thêm Thời
Gian Cho Những Chuyến Đi Chơi Không Có Cha Mẹ Bên Cạnh
Khi
lớn lên, trẻ tự nhiên sẽ dành thêm thời gian bên ngoài gia đình để tự làm việc
của chúng. Trẻ còn đi học thường được mời đến những bữa tiệc sinh nhật, cha mẹ
không được đi cùng! Trẻ đến chơi nhà bạn mà không có sự giám sát của cha mẹ,
dần dần tự quyết định chơi gì, làm gì cùng nhau.
Khi
con đã đủ lớn, hãy dành ra những ngày nghỉ, cho phép con mời bạn bè đến chơi
nhà, và tự quyết định sẽ làm gì. Hãy để trẻ hiểu rằng đến chơi nhà bạn mà không
có cha mẹ cũng rất vui; và trẻ sẽ có rất nhiều chuyện để kể khi mẹ đến đón. Cần
lưu ý đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi ở nhà bạn.
Nếu
con chưa sẵn sàng, và còn cảm thấy xấu hổ, hãy động viên con và tiếp tục cố
gắng dạy con tự lập nhiều hơn. Đừng phán xét hay trách mắng con nhé!
Tham khảo: Dạy
con tự lập sớm bằng cách trao quyền tự quyết
Tham Gia Những Công Việc Tình Nguyện
Với
trẻ nhỏ, mọi nhu cầu và mong muốn đều rất tự nhiên. Khi cần giúp đỡ, trẻ học
được cách suy nghĩ về những việc ngoài bản thân. Đó là bước quan trọng trên con
đường trưởng thành.
Lợi
ích của việc cho trẻ tham gia những công việc tình nguyện, như:
- Giúp người già hàng xóm, hay
- Làm bữa ăn tình nguyện cho những gia đình khó khăn,
là
cách để trẻ không bị ỷ lại, bớt bị bệnh vặt như cúm, và dần trở thành người tử
tế, biết đồng cảm khi lớn lên.
Tự Theo Dõi Bài Tập Về Nhà Và Các Kỳ Kiểm Tra
Cần
tạo thói quen cho trẻ lớp 1 tự tổ chức thời gian để hoàn thành bài tập về nhà.
Bước tiếp theo là giúp trẻ theo dõi những kì kiểm tra. Nếu trẻ cấp 2, hoặc cấp
3, vẫn cần cha mẹ theo dõi kì kiểm tra, thì đó là 1 câu chuyện khác.
Tạo
thói quen làm việc chuẩn mực để con nhà mình học được cách tự xử lý trách nhiệm
của bản thân khi lớn lên, và không phụ thuộc vào cha mẹ như những người thường
xuyên nhắc nhở con khi nào thì phải ngồi vào bàn làm bài tập.
Tự Tổ Chức Lịch Sinh Hoạt
Hãy
đưa cho con 1 quyển lịch, giúp con tạo thói quen ghi lại những ngày quan trọng.
Khi lớn lên, con sẽ cần theo dõi rất nhiều thứ, như lịch thăm khám bác sĩ, các
kì nghỉ, tiệc sinh nhật bạn thân, những chuyến dã ngoại hay các buổi học nhóm…
Một
đứa trẻ tự lập sẽ chỉ phụ thuộc vào chính mình, chứ không phải cha mẹ, để quyết
định việc gì cần làm, nơi nào cần đến.
Tham khảo: Dạy
con tiêu tiền thông minh từ nhỏ kiểu Nhật
Dạy Con Cách Suy Nghĩ Độc Lập
Tạo
thói quen suy nghĩ về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống, dần hình thành quan
điểm của con về mọi chuyện: tin tức thời sự, các sự kiện lịch sử, những câu
chuyện giả tưởng… Hãy nói về các sự kiện xã hội khi ăn tối, hay đi mua sắm,
cùng con.
Động
viên con bày tỏ suy nghĩ về những chuyện con quan tâm. Khi lắng nghe con, bạn
đang cho con thấy rằng bạn quan tâm đến suy nghĩ của con. Và những tâm tư, ý
tưởng của con là xác đáng và cần thiết.
Khi
cha mẹ và con cái bất đồng quan điểm, đó là cơ hội rất tốt để trẻ học cách
tranh luận và trình bày quan điểm bằng cách lịch sự và tôn trọng người khác.
Đồng thời, trẻ cũng học được những góc nhìn tích cực trong quan điểm của người
khác.
Tham khảo: Triết
học dạy kỹ năng sống cho trẻ tốt hơn Google
Tự Vui Chơi Mà Không Cần Cha Mẹ
Trẻ
cần biết rằng không phải lúc nào cũng phải làm việc gì đó quan trọng. Lịch sinh
hoạt hàng ngày không nhất thiết phải tràn ngập những hoạt động được lên kế
hoạch trước. Trẻ cần học cách tự tìm ra những thứ khiến chúng vui thích, và có
cơ hội dành thời gian cho những việc ấy.
Cha
mẹ có thể động viên con xây dựng kỹ năng sống tự lập nhiều hơn, bằng cách:
- Dành thời gian cùng đọc sách với nhau. Đây cũng là cách để trẻ đọc sách nhiều hơn.
- Để trẻ tự hoàn thành việc nhà, hay tự chơi một mình, trong khi mẹ nấu cơm.
Khi
trẻ hiểu rằng chúng có quyền có những sở thích riêng, như tập yoga, đi chơi
cùng bạn bè, thêu thùa, làm việc bán thời gian, trẻ hiểu được rằng các bậc cha
mẹ cũng có sở thích và nhu cầu riêng, giống trẻ vậy.
Và
chuyện cha mẹ làm những việc khác với con cái là hoàn toàn bình thường.
Lời Kết
Khi
cho trẻ thấy rằng những kỹ năng sống tự lập mà trẻ học được là việc tốt cho cả
cha mẹ và con cái, và hỗ trợ con khi con khó khăn hay cần khoảng thời gian
riêng tư, bạn đang tạo nên kế hoạch tự lập để con tự bước đi với sự tự tin và
dũng cảm.
Eva Việt Nam chúc các bậc cha mẹ dạy kỹ
năng sống tự lập cho con thành công!

Không có nhận xét nào: